Hội chứng ống cổ tay: Các dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh

Người mắc hội chứng ống cổ tay thường bị đau, tê các ngón tay

5 phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay

Điều trị hội chứng ống cổ tay thế nào?

Những biểu hiện của hội chứng ống cổ tay

Làm cách nào để giảm đau nhanh do hội chứng ống cổ tay?

Các dấu hiệu bạn đang mắc hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa (Carpal Tunnel Syndrome) thường tiến triển nghiêm trọng dần theo thời gian. Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu có thể xuất hiện trong một thời gian rồi biến mất. Nhưng ở giai đoạn nặng, các triệu chứng có thể xuất hiện thường xuyên, trong thời gian dài.

Các dấu hiệu báo hiệu bạn đang mắc hội chứng ống cổ tay bao gồm: Đau bàn tay, cánh tay, cổ tay; Hay có cảm giác kim châm, ngứa ran, tê tay; Đau nhói vùng cẳng tay; Ngón cái yếu.

Đau, tê mỏi ngón tay, cổ tay... có thể cảnh báo hội chứng ống cổ tay

Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hội chứng ống cổ tay như di truyền, mang thai, tuổi tác…

Cụ thể:

Di truyền: Một số gia đình có gene di truyền quy định ống cổ tay nhỏ, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.

Mang thai: Ở một số phụ nữ, các thay đổi hormone trong thai kỳ có thể gây ra hội chứng ống cổ tay.

Một số bệnh như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và bệnh tuyến giáp có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.

Sử dụng cổ tay thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay

Sử dụng cổ tay thường xuyên: Sử dụng cổ tay thường xuyên, trong thời gian dài có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh.

Tuổi tác: Hội chứng ống cổ tay thường xuất hiện nhiều ở những người cao tuổi.

Làm sao để đối phó với hội chứng ống cổ tay

Có một số biện pháp không xâm lấn như sử dụng thuốc chống viêm, siêu âm, châm cứu, nẹp cổ tay và các bài tập cổ tay có thể làm giảm nhẹ triệu chứng hội chứng ống cổ tay.

Khi các biện pháp này không còn hiệu quả, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số biện pháp mạnh hơn như tiêm Cortisone, phẫu thuật hở, nội soi... Tuy nhiên, các biện pháp này đều có những hạn chế nhất định như các rủi ro trong/sau khi phẫu thuật, nguy cơ nhiễm trùng, thời gian phục hồi lâu…

Vi Bùi H+ (Theo Huffingtonpost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp